Chuyển tới nội dung

Chuẩn đầu ra CTĐT ngành Quản lý biển (Marine management)

28.05.2018

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

NGÀNH:  QUẢN LÝ BIỂN (MARINE MANAGEMENT)

 

     -Trình độ đào tạo    : Đại học

     - Thời gian đào tạo   : 4 năm                    

     - Loại hình đào tạo  : Chính quy

1. Mục tiêu

Đào tạo kỹ sư Quản lý biển đạt được các mục tiêu sau:

       - Có nhận thức toàn diện về vai trò và chức năng của biển và đại dương với đời sống Trái đất và nhân loại; vị trí địa chính trị, địa kinh tế và địa văn hóa của biển Đông và vị thế của biển Việt Nam; tình trạng khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; các nhu cầu, cơ hội và thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về biển. Phân biệt quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước tổng hợp thống nhất về biển và hải đảo…Có kiến thức chuyên môn toàn diện về luật pháp và chính sách biển; quy hoạch và quản lý tổng hợp không gian phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội - môi trường biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

- Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân; có sức khỏe tốt, có khả năng tìm việc làm phục vụ sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

- Có thể học tập lên trình độ cao hơn.

2. Kiến thức

2.1.Kiến thức đại cương

- Nhận thức được những vấn đề cơ bản về chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, pháp luật của Nhà nước và công tác An ninh - Quốc phòng.

- Hiểu được các kiến thức về khoa học tự nhiên, kỹ thuật cơ sở làm nền tảng để học tập các môn cơ sở ngành và chuyên ngành.

2.2. Kiến thức Cơ sở ngành

Hiểu được các kiến thức cơ sở như: Các quá trình động lực trong đại dương, các tính chất lý hóa cơ bản của khối nước đại dương; phân tích, so sánh được tầm quan trọng các nguồn tài nguyên biển như sinh vật biển, năng lượng khoáng sản và du lịch biển; các kiến thức về kinh tế tài nguyên và môi trường biển; nắm rõ các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; các quá trình địa chất, địa mạo biển, động lực đới bờ; hiểu rõ lịch sử hình thành và các nội dung cơ bản của Luật pháp và chính sách biển Việt Nam và một số nước trên Thế giới… vào các môn học chuyên ngành tạo điều kiện cho việc nghiên cứu chuyên sâu, thực hiện và giải quyết được các vấn đề chuyên môn trong thực tiễn công việc.

2.3. Kiếnthức Chuyên ngành

Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành như: Công tác quản lý nhà nước về biển Việt Nam, phân biệt được quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước tổng hợp về biển và hải đảo; nắm vững các kiến thức về quan trắc, giám sát, đánh giá, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra môi trường biển, cũng như cách tiếp cận tổng hợp trong quan trắc môi trường biển. Phân biệt các kiểu quan trắc môi trường biển và các hợp phần môi trường biển; thành thạo các bước tiến hành quy hoạch không gian biển và vùng bờ, nắm rõ các khái niệm phân vùng và quy hoạch, tiếp cận dựa vào vùng hệ sinh thái và vùng quy hoạch; nắm vững các kiến thức về hệ thống đảo Việt Nam cũng như các thách thức và cơ hội trong quản lý hệ thống đảo Việt Nam.

2.4. Kiến thức Thực tập và Tốt nghiệp

Áp dụng được các kiến thức chuyên ngành trong tìm kiếm, phân tích và tổng hợp, xây dựng đề cương, lập kế hoạch thực hiện, biên soạn báo cáo và làm khóa luận tốt nghiệp.

2.5. Kiến thức Ngoại ngữ và Tin học

- Đạt chuẩn bậc 2 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Tương đương bậc A2 theo khung tham chiếu chung Châu Âu), do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức thi sát hạch hoặc do các đơn vị khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép. Ngoài ra sinh viên đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ khi đạt 1 trong các chứng chỉ tương đương từ A2 trở lên theo bảng quy đổi sau:

 

Khung tham

chiếu CEFR

IELTS

TOEIC

TOEFL ITP

TOEFL CBT

TOEFL IBT

Cambridge Tests

Chuẩn

Việt Nam

A2

3.5

400

400

96

40

45 – 64 PET

70 – 89 KET

2

- Đạt chuẩn Kỹ năng sử dụng Công nghệ thông tin cơ bản theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, quy định về chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin do Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội tổ chức thi sát hạch hoặc do các đơn vị khác được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép.

- Sử dụng được Internet và một số phần mềm chuyên ngành,tin học ứng dụng như GIS, MIKE21, Delft3D.

3. Kỹ năng

3.1. Kĩ năng nghề nghiệp

- Nắm vững công tác đo đạc, quan trắc các yếu tố thủy khí động lực nhằm phân tích, đánh giá, xử lý các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý.

- Thành thạo trong phân tích tổng hợp, xử lý các nguồn thông tin về tài nguyên và môi trường biển như khoáng sản, năng lượng và du lịch biển…phục vụ công tác quản lý biển.

- Có kỹ năng tham gia về việc xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và hỗ trợ ra quyết định trong các vấn đề về quản lý, quy hoạch, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.

- Có kỹ năng phân tích lợi ích và chi phí hiệu quả đối với tài nguyên môi trường biển nhằm phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

3.2.Kỹ năng mềm

- Kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra.

- Kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ: Có khả năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức. Có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Anh; đọc hiểu các tài liệu chuyên ngành liên quan đến quản lý biển.

- Kỹ năng tìm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm,chuẩn bị hồ sơ xin việcvà trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng.

- Kỹ năng bơi: Đào tạo theo chương trình Giáo dục thể chất của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.

4.Phẩm chất đạo đức

4.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

- Có ý thức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công việc, chấp hành sự phân công của lãnh đạo;

- Khiêm tốn, ham học hỏi, tôn trọng mọi người;

- Sống hòa đồng với tập thể, có tinh thần tương thân tương ái, sẵn sàng giúp đỡ đồng nghiệp và giữ gìn đoàn kết trong đơn vị.

4.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

-  Trung thực, có ý thức nghề nghiệp cao, say mê nghiên cứu khoa học, khám phá kiến thức mới, thích ứng với môi trường học tập và công tác khác nhau.

4.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật, các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, có cuộc sống lành mạnh và tôn trọng các quy tắc sinh hoạt công cộng; chấp hành tốt nội quy, quy chế của nơi làm việc;

- Thể hiện văn minh, lịch sự trong giao tiếp, ứng xử và trang phục phù hợp;

- Có tinh thần đấu tranh tự phê bình và phê bình, biết đấu tranh bảo vệ lẽ phải;

- Có ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường.

5. Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp

- Kỹ thuật viên trong các cơ quan liên quan đến lĩnh vực biển;

-Nghiên cứu viêntrong các Viện nghiên cứu liên quan đếnlĩnh vựcbiển;

- Chuyên viên trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, các cơ quan quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực biển; các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ có liên quan đếnlĩnh vựcbiển.

-Trợ giảng, Giảng viên trong các trường Đi học, Cao đẳng đào tạo về lĩnh vực biển.

 

Tệp tin đính kèm: