Chuyển tới nội dung

Chương trình đào tạo hệ đại học chính quy ngành Quản lý Biển (ĐH9QB, ĐH10QB)

14.08.2019

1. Mục tiêu đào tạo

- Mục tiêu chung:

Đào tạo cử nhân trình độ đại học về quản lý biển, bao gồm vùng bờ biển, hải đảo và đại dương, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội biển bền vững, góp phần bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc.

- Mục tiêu cụ thể:

a. Kiến thức

-Có kiến thức cơ bản về giáo dục đại cương.

-Có kiến thức cơ sở về quản lý biển (hải dương học, tài nguyên và môi trường biển, quản lý tổng hợp biển và vùng bờ biển, và quản lý nhà nước về biển).

 -Có khả năng sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành và tin học đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quản lý biển và đại dương.

-Có khả năng học tiếp ở các bậc sau đại học trong và ngoài nước theo các quy định hiện hành.

b. Kỹ năng

-Nắm vững các kỹ năng thực hành nghề nghiệp và sử dụng được các công cụ quản lý trong quá trình triển khai các hoạt động quản lý biển; kỹ năng trong việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch quản lý biển.

c. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

-Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước, các viện, trường, các tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ liên quan đến biển.

d. Phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe

-Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có ý thức kỷ luật, trách nhiệm công dân; có khả năng tìm việc làm, có sức khỏe phục vụ sự nghiệp xây dựng đất nước.

2. Cơ hội, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

Vị trí việc làm:Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản lý biển có khả năng quan trắc các yếu tố thủy khí động lực nhằm phân tích, đánh giá, xử lý các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; Thành thạo trong phân tích tổng hợp, xử lý các nguồn thông tin về tài nguyên và môi trường biển như khoáng sản, năng lượng và du lịch biển... phục vụ công tác quản lý biển; Có kỹ năng tham gia về việc xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và hỗ trợ ra quyết định trong các vấn đề về quản lý, quy hoạch, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Có kỹ năng phân tích lợi ích và chi phí hiệu quả đối với tài nguyên môi trường biển nhằm phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Cơ quan, đơn vị làm việc:Sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản lý biển, người học có thể làm trong các cơ quan, đơn vị như:

+Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật (http://www.vasi.gov.vn). Các đơn vị chuyên môn trực thuộc Tổng cục hiện nay gồmCục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Cục Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo; Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo.

+ Các Chi cục biển đảo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tại 28 tỉnh, thành phố có bờ biển:Thực hiệnchức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; Sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.

+ Phòng tài nguyên và môi trường các huyện ven biển: Thực hiện chức năng nhiệm vụtham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường gồm: Đất đai, tài nguyên nước, khoáng sản, môi trường, biến đổi khí hậu...

+ Các viện, trung tâm có chức năngnhiệm vụ nghiên cứu, điều tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường biểnnhư:Viện nghiên cứu biển và Hải đảo; Viện Tài nguyên Môi trường biển; Viện địa chất và Địa vật lý biển; Viện hải văn và Môi trường biển; Viện hải dương học;Viện nghiên cứu hải sản; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản (Phòng địa chất biển); Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (Trung tâm nghiên cứu Thủy văn và Hải văn);Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1; Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 2; Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 3;Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khuvực phía Nam; Trung tâm Hải Văn; Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường...

+ Các trường Đại học đào tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực hệ sinh thái biển, luật chính sách biển, nguồn lợi hải sản, môi trường biển, công trình biển như: Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội (Khoa học biển & Hải đảo); Đại học Tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh (Bộ môn Quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo); Đại học Thủy lợi (Khoa Kỹ thuật biển); Đại học Xây dựng (Khoa công trình thủy); Đại học Hàng Hải;Đại học Hải Phòng...

+ Các tổ chức quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến nghiên cứu, quản lý biển và hải đảo như:Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh Greenhub; Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD; World Wide Fund For Nature...

+ Các công ty hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, tư vấn, điều tra khảo sát tài nguyên, môi trường biển nhưCông ty Tài nguyên và Môi trường Miền Nam; Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường...

Nhu cầu nhân lực của ngành: Theo Quy hoạch phát triển nhân lực ngành tài nguyên và môi trường giai đoạn 2012 – 2020 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lĩnh vực biển và hải đảo giai đoạn 2012-2020 cần lực lượng nhân sự khoảng 20.000 người làm trong các cơ quan, đơn vị như trên.

3. Dự kiến phân bổ số học phần theo học kỳ (học đúng tiến độ)

Quyết định Ban hành Chương trình đào tạo trình độ đại học ngành: Quản lý biển xem tại đây

Mô tả chương trình đào tạo xem tại đây.

 

 

Bài viết khác