Chuyển tới nội dung

Nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho Quản lý biển – Quản trị Đại dương

23.02.2020

Theo chiến lược biển Việt Nam, chúng ta phải phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, góp phần giữ vững ổn định và phát triển đất nước. Để thực hiện mục tiêu trên, cần thiết phải có nguồn nhân lực quản lý biển nhằm góp phần hoàn thành mục tiêu phát triển kinh tế tài nguyên biển và bảo vệ môi trường biển.

Ngày 06 tháng 02 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 203/QĐ-TTg về việc thành lập Ủy ban chỉ đạo quốc gia về thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trên cơ sở sáp nhập Ban Chỉ đạo Nhà nước về điều tra cơ bản tài nguyên - môi trường biển và Ban điều phối thực hiện Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 để chỉ đạo, lãnh đạo, điều hành tập trung, thống nhất về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Thiếu nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý biển, đảo.

Theo điều tra của Tổng cục biển & Hải đảo Việt Nam, nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý tài nguyên và môi trường biển đang bị phân tán và chủ yếu là quản lý gián tiếp. Hiện nay có132 huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ven biển) và cấp xã (hơn 700 xã, phường, thị trấn ven biển ) và tại các đơn vị của Quân đội nhân dân (Cảnh sát biển), công an nhân dân (Cảnh sát môi trường) bị thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao cho lĩnh vực quản lý biển. Và đa số nguồn nhân lực từ các sở, ngành địa phương làm kiêm nhiệm, chưa có sự phân tách giữa một số các lĩnh vực liên quan đến TNMT và phân biệt những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước và những người làm công tác BVMT trong các đơn vị sự nghiệp.

Cấp thiết đầu tư nguồn nhân lực tương lai

Hiện nay nguồn nhân lực đảm bảo cho việc quản lý và phát triển nguồn tài nguyên biển còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Để khắc phục tình trạng thiếu nhân lực làm việc trong ngành tài nguyên và môi trường biển, rất cần có chính sách đãi ngộ để thu hút sinh viên ra trường "trụ" và "sống" được với chính ngành nghề mình đã học. Bộ TN&MT đóng vai trò quan trọng trong hoạch định các chiến lược phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực phải được chuẩn bị ngay từ bây giờ, đặc biệt là nguồn nhân lực phục vụ quản lý bảo vệ TN&MT biển, đảo.

Cơ hội vị trí việc làm mà sinh viên tốt nghiệp ngành Quản lý biển có thể tham gia, đó là:

Người học sau khi tốt nghiệp kỹ sư ngành Quản lý biển có khả năng quan trắc các yếu tố thủy khí động lực nhằm phân tích, đánh giá, xử lý các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý; Thành thạo trong phân tích tổng hợp, xử lý các nguồn thông tin về tài nguyên và môi trường biển như khoáng sản, năng lượng và du lịch biển... phục vụ công tác quản lý biển; Có kỹ năng tham gia về việc xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và hỗ trợ ra quyết định trong các vấn đề về quản lý, quy hoạch, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Có kỹ năng phân tích lợi ích và chi phí hiệu quả đối với tài nguyên môi trường biển nhằm phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển.

Cơ sở đào tạo lĩnh vực Quản lý biển

Ngành Quản lý biển thuộcKhoa khoa học biển & Hải đảo, trường Đại học Tài nguyên & Môi trường Hà Nội là một trong những cơ sở đào tạo được Bộ Tài nguyên và Môi trường giao nhiệm vụ đào tạo cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao về quản lý tài nguyên và môi trường biển đảo đáp ứng với nhu cầu thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực tại các đơn vị sự nghiệp của Bộ đặc biệt tại các sở tài nguyên môi trường của 28 tỉnh thành ven biển. Để hoàn thành mục tiêu đặt ra Nhà trường và Khoa học biển & hải đảo đã xây dựng  đội ngũ giảng viên có chuyên môn cao được đào tạo từ các nước phát triển như LB Nga, Úc, Hà Lan, Singapore, Nhật bản...có chuyên môn cao trong giảng dạy và tham gia hoạt động đa ngành và ứng dụng thực tiễn đóng góp về khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước. Trong thời gian tới, Khoa sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo, hợp tác với các trường, viện nghiên cứu nước ngoài… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên cũng như phục vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực biển và hải đảo.

Nguồn tuyển sinh chủ yếu

Hà Nội (Trên 50%) và các tỉnh thành khu vực ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh).

Bài viết khác