Giới Thiệu Chung
Giới Thiệu Chung
Bộ môn Khoa học biển được thành lập theo Quyết định số 330/QĐ-TĐHHN ngày 27/2/2013 về việc thành lập bộ môn Khoa học biển của Hiệu trưởng Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Theo quyết định của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 24/6/2013 về chức năng nhiệm vụ của trường đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Bộ môn Khoa học Biển chính thức được nâng cấp lên thành Khoa Khoa học Biển và Hải đảo.
Hiện tại, khoa gồm 11 giảng viên thuộc 2 bộ môn chuyên môn:
1. Bộ môn Hải dương học, Công nghệ biển và Hàng hải.
2. Bộ môn Quản lý biển.
Khoa Khoa học biển tổ chức đào tạo chương trình đại học chính quy ngành Khí tượng – Thủy văn biển và Quản lý biển.
1. 1. Ngành Khí tượng thủy văn biển: Mã 7440299
Đào tạo kỹ sư Khí tượng thủy văn biển. Cung cấp kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực sau: a) Các chuyên ngành nghiên cứu khoa học cơ bản về biển như: Địa chất biển; Hóa học biển; Sinh học biển; Vật lý biển; Sinh thái và môi trường biển; b) Điều tra cơ bản về biển; c) Tính toán và dự báo Khí tượng thủy văn biển; d) Đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với công việc.
Theo định hướng phát triền của khoa đến năm 2020 và xa hơn ngành đào tạo Khí tượng thủy văn biển sẽ đổi tên thành Hải dương học và công nghệ biển do bộ môn Hải dương học quản lý. Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, kỹ thuật viên và chuyên viên tại các Bộ ngành liên quan đến biển, chuyên gia tư vấn tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến biển.
2. Ngành Quản lý biển, Mã 7850199
Đào tạo cử nhân, kỹ sư trình độ đại học vể quản lý biển. Cung cấp kiến thức chuyên ngành trong các lĩnh vực sau: a) Quản lý tài nguyên môi trường biển, quản lý vùng bờ, kinh tế biển, luật pháp và chính sách về biển; b) Đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng nghề nghiệp phù hợp với công việc.
Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các Viện nghiên cứu quản lý nhà nước về biển, các trường đại học, chuyên viên tại các Bộ ngành liên quan đến quản lý nhà nước về biển, chuyên gia tư vấn tại các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có liên quan đến biển.
Ngày 01/06/2018, Hiệu trưởng trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã ra quyết định số 1962/QĐ-TDHHN quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của khoa Khoa học biển và Hải đảo.
Ngành nghề và quy mô đào tạo
Kể từ khi được thành lập, Khoa học biển và Hải đảo (KHB&HĐ) đã và đang phát triển mạnh về nhận lực cũng như cơ sở trang thiết bị nhằm phục vụ đào tạo nguồn nhân lực về khoa học, quản lý biển và hải đảo cho đất nước. Hiện nay, khoa KHB&HĐ đã và đang đào tạo 2 chuyên ngành là Quản lý Biển và Khí tượng Thủy văn Biển với gần 300 sinh viên chính quy, trong đó có gần 200 sinh viên đã tốt nghiệp ra trường. Trong những năm tiếp theo kể từ năm 2019 khoa KHB&HĐ có kế hoạch điều chỉnh các chương trình đang đào tạo, mở các chương trình đào tạo mới theo hướng đáp ứng được nhu cầu nhân lực trong ngành/lĩnh vực biển và nhu cầu thị trường trong việc phát triển kinh tế biển và hàng hải.
Hoạt động nghiên cứu khoa học
Trong 5 năm qua, khoa KHB&HĐ đã và đang tích cực tham gia, thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước và cấp Bộ, trong đó có 02 đề tài cấp nhà nước, 02 đề tài cấp bộ thuộc Bộ TNMT quản lý. Đồng thời các cán bộ giảng viên của khoa tích cực phối hợp tham gia thực hiện các đề tài do các đơn vị ngoài Bộ quản lý. Các cán bộ giảng viên tích cực chủ trì viết và tham gia viết các bài báo đăng trên các tạp chí trong nước và quốc tế, tham gia các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế, quốc gia.
Những thành tích nổi bật
Khoa khoa học biển là cơ sở đào tạo và nghiên cứu tuy mới thành lập nhưng đã thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị được giao và đã có những đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp nghiên cứu biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế, bảo vệ an ninh, chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển. Các giảng viên của Khoa luôn phát huy mạnh mẽ về chuyên môn đảm bảo giảng dạy và tham gia hoạt động đa ngành và ứng dụng thực tiễn đóng góp về khoa học và công nghệ cho phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương và của đất nước, cụ thể đã có một số thành tích đáng khích lệ như sau: Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo theo hướng cập nhật với quốc tế, đồng thời phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Tăng cường năng lực đào tạo và nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán bộ, giảng viên nhằm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ đào tạo, giảng dạy, tham gia đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của khoa.Trong 5 năm gân đây số lượng bài báo của các cán bộ, giảng viên trong khoa xuất bản khá thường xuyên trên các tạp chí, hội thảo có uy tín ở trong và ngoài nước, đã có một số bài báo đăng trên tạp chí, hội thảo quốc tế và hơn 50 bài báo đăng ở tạp chí, hội thảo khoa học, quốc gia.
Định hướng phát triển
Để đáp ứng được kế hoạch phát triển, mở rộng đào tạo, nghiên cứu khoa học của Khoa trong thời gian tới, khoa KHB&HĐ đã và đang có kế hoạch nâng cao trình độ giảng dạy, nghiên cứu khoa học của các giảng viên như sẽ cử các giảng viên trẻ đi đào tạo Tiến sĩ tại các nước Úc, Hà Lan, Nhật … theo các chuyên ngành Hải dương học, Sinh thái học và Môi trường Biển… Theo chiến lược phát triển của Khoa, đến năm 2020 khoa KHB&HĐ sẽ có 02 PGS, 08 Tiến sĩ và toàn bộ giảng viên có trình độ Thạc sĩ trở lên.
Trong thời gian tới, khoa KHB&HĐ sẽ tăng cường hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước về đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học, quản lý biển. Tiếp tục triển khai các đề tài, dự án và tham gia xây dựng, đấu thầu những đề tài, dự án mới về khoa học biển. Xây dựng phòng thí nghiệm nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Biển với các thiết bị nghiên cứu hiện đại về hải dương học, động lực biển, phân tích môi trường biển… nhằm đáp ứng nhu cầu thực tập của sinh viên cũng như phục vụ nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực biển và hải đảo Theo chiến lược phát triển của khoa đến năm 2025, khoa KHB&HĐ sẽ mở rộng các lĩnh vực đào tạo về Hải dương học và Công nghệ biển, Hàng hải, Sinh thái và Môi trường biển, Kinh tế biển cho sinh viên đại học và tiến tới đào tạo Thạc sĩ về Khoa học biển từ năm 2020.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên
Cơ cấu tổ chức của khoa KHB&HĐ gồm Ban Lãnh đạo khoa và 02 Bộ môn, tổng số 7 giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng. Trong đó gồm có 2 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ và các chuyên gia, giảng viên thỉnh giảng. Các giảng viên trong khoa được đào tạo, tốt nghiệp từ các trường đại học có uy tín trên thế giới như từ Mỹ, Úc, Nhật, Nga, Hà Lan, Singapore… và có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực biển và hải đảo.
- Lịch sử hình thành và phát triển18.04.2020
- Cơ cấu tổ chức08.06.2018