Chuyển tới nội dung

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới tăng cao kỷ lục: Cảnh báo về nhiều đợt nắng nóng trên biển, dẫn đến tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt

11.04.2023

Nhiệt độ bề mặt đại dương thế giới tăng cao kỷ lục: Cảnh báo về nhiều đợt nắng nóng trên biển, dẫn đến tăng nguy cơ thời tiết khắc nghiệt

Lê Văn Thiện, Trường Đại học tài nguyên và Môi trường Hà Nội

 

Nhiệt độ của bề mặt đại dương trên thế giới đã đạt mức cao nhất mọi thời đại kể từ khi các dữ liệu vệ tinh bắt đầu, dẫn đến các đợt nắng nóng trên biển trên toàn cầu.Nguồn: Noaa, Maine Climate Office, Climate Change Institute, University of Maine

Dữ liệu sơ bộ từ Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (Noaa) cho thấy nhiệt độ trung bình trên bề mặt đại dương ở mức 21,1C kể từ đầu tháng 4 – đánh bại mức cao nhất trước đó là 21C vào năm 2016 (Hình trên). Số liệu nhiệt độ trung bình trên bề mặt đại dương hiện tại từ hình trên có vẻ như nó đang đi chệch khỏi bảng xếp hạng, phá vỡ các kỷ lục trước đó. Ba năm qua xảy ra hiện tượng La Niña trên khắp Thái Bình Dương nhiệt đới rộng lớn đã giúp giảm nhiệt độ và làm giảm tác động của việc gia tăng phát thải khí nhà kính. Nhưng nhiệt hiện đang tăng lên trên bề mặt đại dương, cho thấy El Nino khả năng xuất hiện ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương vào cuối năm nay có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các điều kiện thời tiết khắc nghiệt và tiếp tục thách thức các kỷ lục nhiệt toàn cầu (Hình dưới).

Nguồn: https://iri.columbia.edu/

 

Thời kỳ La Niña – được đặc trưng bởi sự lạnh đi ở vùng nhiệt đới trung tâm và phía đông Thái Bình Dương và gió mậu dịch mạnh hơn – có ảnh hưởng làm giảm nhiệt độ toàn cầu. Trong thời kỳ El Nino, nhiệt độ đại dương ở những khu vực đó cao hơn bình thường và nhiệt độ toàn cầu bị đẩy lên cao. 

 

Lượng nhiệt tích tụ trong các đại dương trên thế giới đã tăng gấp đôi, đe dọa sinh vật biển và thúc đẩy biến đổi khí hậu, do đó làm cho các hiện tượng thời tiết cực đoan dễ xảy ra và mạnh mẽ hơn. Những phát hiện đã được chỉ ra trong một bài báo được công bố vào thứ ba trên tạp chí khoa học Nature. Nghiên cứu cho rằng sự nóng lên của đại dương đã gây ra mưa lũ, băng tan và mực nước biển dâng cao. Ngoài ra nhiệt độ đại dương có “tác động sâu rộng” đến cả hệ sinh thái biển và xã hội. Môi trường sống dưới nước bao gồm các rạn san hô đang bị đe dọa bởi hiện tượng này, hiện tượng này cũng đang làm suy giảm khả năng hoạt động như một bể chứa carbon của đại dương, nghĩa là hấp thụ carbon từ khí quyển và lưu trữ dưới nước. Sự nóng lên của đại dương đã gây ra mưa lũ, băng tan và mực nước biển dâng cao, cũng như gây hại cho các rạn san hô và hệ sinh thái (1).  Một nghiên cứu gần đây của Trường Đại học Tài nguyên Môi trường được xuất bản trên tạp chí các Khoa học trái đất và môi trường-Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2022 cho biết nhiệt độ bề mặt biển trên Biển Đông Việt Nam tăng dần trung bình hằng năm trong suốt thế kỷ 21 với tốc độ là khoảng 0,1°- 0,3 °C/10 năm (2).  Rõ ràng là chúng ta đang ở trong vùng khí hậu nóng lên nhanh chóng và chúng ta sẽ luôn thấy những kỷ lục mới.

 

Nguồn tham khảo

  1. https://www.nature.com/articles/s43017-022-00345-1 
  2. THIEN, Le Van. Sea Surface Temperature Changes Over the Twentieth and Twenty-First Centuries in East Vietnam Sea Simulated by Multi CMIP5 Models. VNU Journal of Science: Earth and Environmental Sciences, [S.l.], v. 38, n. 3, sep. 2022. ISSN 2588-1094. Available at:<https://js.vnu.edu.vn/EES/article/view/4850>.
Bài viết khác