Chuyển tới nội dung

Quản lý biển là gì?

25.04.2020

- Ngành Quản lý biển là một ngành học với mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế bền vững vùng bờ biển. Chương trình đào tạo ngành Quản lý biển được xây dựng dựa trên yêu cầu nguồn nhân lực tại đơn vị thuộc sở tài nguyên của các tỉnh thành ven biển và các đơn vị nghiên cứu trong lĩnh vực biển và Đại dương. Ngành QLB đào tạo sinh viên có được những kiến thức như:
- Hiểu được các kiến thức cơ sở ngành như các quá trình động lực trong đại dương, các tính chất lý hóa cơ bản của khối lượng nước đại dương, khí hậu, khí tượng;
- Vận dụng các kiến thức đã học để phân tích, so sánh được tầm quan trọng các nguồn tài nguyên biển như sinh vật biển, năng lượng khoáng sản và du lịch biển; các kiến thức về kinh tế tài nguyên và môi trường biển;
- Nắm vững và áp dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển; Giao thông trên biển và hàng hải; Các quá trình địa chất, địa mạo biển, động lực đới bờ; Các hình thức quản lý, chu trình quản lý và công cụ quản lý nói chung và quản lý biển nói riêng ( pháp luật, chính sách, kinh tế, kỹ thuật,...);
- Vận dụng được các kiến thức chuyên ngành như: Công tác quản lý nhà nước về biển Việt Nam, phân biệt được quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước tổng hợp biển và hải đảo; các vấn đề chủ quyền, an ninh và hợp tác trên biển;
- Nắm vững các kiến thức về quan trắc, giám sát, đánh giá, kiểm soát môi trường biển, kiểm toán và thanh tra môi trường biển, phân tích và đánh giá được mức độ tổn thương với thiên tai và sự cố môi trường biển, biến đổi khí hậu;
- Vận dụng các kiến thức đã học thành thạo các bước tiến hành quy hoạch không gian biển và vùng bờ, nắm rõ các khái niệm phân vùng và quy hoạch, tiếp cận dựa vào vùng hệ sinh thái và vùng quy hoạch;
- Nắm vững các kiến thức về hệ thống đảo Việt Nam cũng như các thách thức và cơ hội trong quản lý hệ thống đảo Việt Nam;

Ra trường làm nghề gì?
Sinh viên theo học ngành Quản lý biển sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận được các công việc trong lĩnh vực sau: Nghiên cứu viên thuộc các viện, trung tâm nghiên cứu về biển; Quản lý tài nguyên và môi trường trong đơn vị nhà nước; Công nghệ trong lĩnh vực quản lý; Kỹ thuật viên trong lĩnh vực về biển; Phân tích hoạch định chính sách về biển. Dựa trên yêu cầu nghề nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các đơn vị:
+ Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Bộ tài nguyên môi trường: Quản lý tổng hợp tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo; quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Tổng cục theo quy định của pháp luật (http://www.vasi.gov.vn/
+ Các cục thuộc Tổng cục:Cục Kiểm soát tài nguyên và Bảo vệ môi trường biển, hải đảo; Cục Quản lý điều tra cơ bản biển và hải đảo; Cục Quản lý khai thác biển và hải đảo; Chức năng quản lý nhà nước về công tác điều tra cơ bản tài nguyên, kiểm soát khai thác tài nguyên môi trường biển và hải đảo; tổ chức thực hiện các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
+ Các trung tâm nghiên cứu: Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Bắc; Trung tâm Quy hoạch và Điều tra tài nguyên - môi trường biển khu vực phía Nam; Trung tâm Hải Văn; Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường. chức năng Nghiên cứu, điều tra tài nguyên, môi trường biển, phát hiện và đánh giá các nguồn tài nguyên, tiềm năng, lợi thế vùng biển ven bờ, vùng bờ các tỉnh, thành phố có biển
+ Các chi cục biển đảo, sở Tài nguyên môi trường tại 26 tỉnh thành có bờ biển: Thực hiện chức năng quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo trên địa bàn ; Dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án quản lý nhà nước tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về biển, đảo; sử dụng tài nguyên biển và hải đảo, quy hoạch mạng lưới dịch vụ, đề án thành lập khu bảo tồn biển, khu bảo tồn đất ngập nước ven biển thuộc trách nhiệm quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Phòng tài nguyên và môi trường các huyện ven biển: có chức năng nhiệm vụ thực hiện các đề án, chính sách pháp luật liên quan quản lý tài nguyên và môi trường biển.
+ Các viện nghiên cứu biển: Viện nghiên cứu biển và Hải đảo- Bộ tài nguyên môi trường; Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản; Viện địa chất và Địa vật lý biển; Viện địa chất và Địa vật lý biển; Viện hải văn và Môi trường biển; Viện địa chất và địa vật lý biển; Viện hải dương học Nha Trang; Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản; Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu; Viện Khoa học tài nguyên nước; Trạm nghiên cứu biển Đồ Sơn- Viện tài nguyên và môi trường biển Hải Phòng; Viện Tài nguyên Môi trường biển Hải Phòng. Có chức năng nhiệm vụ nghiên cứu điều tra về lĩnh vực tài nguyên môi trường biển.
+ Các trường Đại học: Đại học Thủy lợi; Đại học Xây dựng; Đại học Hàng Hải; Đại học Thủy sản Nha Trang; Đại học Tài nguyên Môi trường Hà Nội Đại học Tài nguyên Môi trường Hồ Chí Minh; Đại học Hải Phòng. Các trường Đại học có nhu cầu tuyển dụng về lĩnh vực chuyên ngành quản lý biển phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu về các công trình biển; hệ sinh thái biển; luật chính sách biển; Nguồn lợi thủy hải sản; Môi trường biển...
+ Các trung tâm quốc tế: Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh Greenhub; Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng MCD; World Wide Fund For Nature. Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực hỗ trợ phát triển công nghệ xanh, năng lượng sạch, xanh hoá sản xuất, xanh hoá lối sống, thúc đẩy tiêu dùng bền vững, ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Các công ty và doanh nghiệp: Công ty Tài nguyên và Môi trường Miền Nam, trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Những tố chất cần thiết để làm nghề?
Sau khi tốt nghiệp ra trường, người học có được các kỹ năng cần thiết phục vụ cho công việc trong lĩnh vực quản lý biển như:
- Có khả năng vận dụng thành thạo trong công tác đo đạc, quan trắc các yếu tố thủy khí động lực, môi trường, sinh học nhằm phân tích, đánh giá, xử lý các nguồn dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý;
- Có khả năng vận dụng thành thạo trong phân tích tổng hợp, xử lý các nguồn thông tin về tài nguyên và môi trường biển như khoáng sản, năng lượng và du lịch biển...phục vụ công tác quản lý biển;
- Có khả năng vận dụng thành thạo các văn bản pháp quy về việc xây dựng pháp luật, hoạch định chính sách và hỗ trợ ra quyết định trong các vấn đề về quản lý, quy hoạch, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển;
- Có khả năng xây dựng, quản lý và vận hành các dự án trong quản lý tài nguyên và môi trường biển; Có kỹ năng phân tích lợi ích và chi phí hiệu quả đối với tài nguyên môi trường biển nhằm phục vụ phát triển bền vững kinh tế biển;
- Có kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm: Có khả năng tự giải quyết các vấn đề nảy sinh công việc hoặc phối hợp với đồng nghiệp, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu đã đặt ra;
- Có kỹ năng giao tiếp: Có khả năng lập luận sắp xếp ý tưởng, giao tiếp bằng văn bản và các phương tiện truyền thông, thuyết trình, giao tiếp với các cá nhân và tổ chức;
- Có kỹ năng tìm việc làm: Có khả năng tự tìm kiếm thông tin về việc làm, chuẩn bị hồ sơ xin việc và trả lời phỏng vấn nhà tuyển dụng;
- Sử dụng thành thạo các thiết bị văn phòng.

Những trường nào được đào tạo
Hiện nay trên cả nước chỉ có 02 trường đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường biển bao gồm:
(1) Ngành Quản lý biên thuộc Khoa học biển & Hải đảo, trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. 
(2) Ngành quản lý tài nguyên và môi trường thuộc trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP Hồ Chí Minh. 
Như vậy nhận thấy rằng trên cả nước đơn vị đào tạo nguồn nhân lực quản lý biển còn nhiều hạn chế so với nhu cầu về nguồn nhân lực đáp ứng cho các đơn vị tuyển dụng.

Comments:

... Học ngành này rất vui các bạn ạ, cuối năm được đi thực tập chính là ra biển. Lớp tuôi được đi Hải Phòng rồi ra Hòn Dấu tối đến cả lũ thì ra ngoài ban công trò chuyện, ở cùng nhau 5 ngày 4 đêm sung sướng gì đâu 

Bài viết khác